Giá trị cơ bản của trường học
Bình đẳng, công bằng và tự do cá nhân để chọn lựa là các giá trị căn bản trong đời sống xã hội tại Na uy. Các giá trị này cũng phản ảnh trong trường học. Sự giảng dạy và các sinh hoạt tại học đường dạy cho học sinh biết mọi người đều có giá trị như nhau. Học sinh có tác động đến các sinh hoạt hàng ngày của mình tại trường, và học sinh sớm học cách tự có trách nhiệm cho việc học của mình. Nhà trường có bổn phận cung ứng cho mọi học sinh sự giáo huấn ở mức độ thích hợp nhất với từng học sinh.
Nhà trường có mục tiêu đào tạo những con người độc lập với những khả năng tốt về giao tiếp và học vấn.
Trong một xã hội dân chủ tân tiến, ta trông đợi người dân có cả kiến thức lẫn suy nghĩ độc lập, và họ tham dự tích cực vào đời sống lao động và đời sống xã hội. Nhà trường sẽ đem lại cho học sinh kiến thức phổ thông tốt. Điều này nghĩa là học sinh sẽ học về nhiều chủ đề khác nhau. Học sinh học về ngôn ngữ, toán, về xã hội và thiên nhiên chung quanh chúng.
Ngoài việc giúp học sinh có những kiến thức phổ thông tốt, nhà trường còn có nhiều trách nhiệm khác, chẳng hạn học sinh còn phải học:
- tìm thông tin và cân nhắc thận trọng thông tin này
- tạo những suy nghĩ riêng dựa vào thông tin và nhận xét riêng
- biện luận cho những quan điểm của mình
Mục đích của giáo dục(Luật giáo dục)
- Việc giáo dục tại trường và nơi giảng dạy cùng với sự hợp tác của gia đình sẽ khai phóng các cánh cửa dẫn vào thế giới và tương lai, và đem lại cho học sinh sự hiểu biết và gắn bó về lịch sử và văn hóa.
- Việc giáo dục sẽ dựa trên các giá trị cơ bản của Ki-Tô giáo và di sản nhân bản và truyền thống, như tôn trọng nhân phẩm và thiên nhiên, tự do tri thức, tình bác ái, tha thứ, giá trị đồng đều và tình liên đới, là những giá trị cũng được bày tỏ trong các tôn giáo và nhân sinh quan khác nhau, và có nguồn gốc trong các nhân quyền.
- Việc giáo dục sẽ góp phần mở rộng kiến thức và hiểu biết về di sản văn hóa quốc gia và truyền thống văn hóa quốc tế chung của chúng ta.
- Việc giáo dục sẽ đem lại sự hiểu biết đa dạng về văn hóa và tỏ sự tôn trọng đối với niềm xác tín của từng cá nhân. Việc giáo dục sẽ phát huy dân chủ, bình đẳng và cách suy nghĩ khoa học.
- Những học sinh và những người học nghề sẽ phát triển kiến thức, các kỹ năng và các quan điểm để có thể làm chủ cuộc đời mình và để có thể tham dự vào đời sống lao động và cộng đồng tập thể trong xã hội. Họ sẽ có cơ hội để biểu dương niềm vui của đấng tạo hóa, sự dấn thân và sự ham muốn khám phá tìm hiểu.
- Những học sinh và những người học nghề sẽ học cách suy nghĩ thận trọng và hành xử theo luân lý đạo đức và có ý thức về môi trường. Họ sẽ có trách nhiệm liên đới và quyền để cùng cộng tác.
- Nhà trường và nơi dạy học sẽ đối xử với các học sinh và những người học nghề bằng sự tin tưởng, tôn trọng và đặt ra những yêu cầu và thử thách đối với họ nhằm khởi xướng việc mở rộng kiến thức và tính hiếu học. Cần phải chống lại mọi hình thức phân biệt.