Tư duy phản biện và ý thức đạo đức

Lærerinnhold

Tips til undervisningen

Snakk sammen

Det er viktig å snakke sammen om hvordan man kan vurdere hvor troverdig informasjon er. Vi blir alle bombardert med informasjon fra ulike kilder. Noen ganger får vi motstridende informasjon. Hvem skal man da stole på? Har avsender av informasjon en egen agenda? Skal man for eksempel stole på informasjon fra myndighetene eller fra venner om informasjonen er motstridende?

Hvordan blir det hvis barna lærer ikke å si i mot foreldrene hjemme og samtidig lærer i barnehagen eller på skolen å stille spørsmål og argumentere?

Tips til undervisninga

Snakk saman

Det er viktig å snakke saman om korleis ein kan vurdere kor truverdig informasjon er. Vi blir alle bombarderte med informasjon frå ulike kjelder. Nokre gonger får vi motstridande informasjon. Kven skal ein då lite på? Har avsendaren av informasjonen ein eigen agenda? Skal ein til dømes lite på informasjon frå styresmaktene eller frå vener dersom dei gjev motstridande informasjon?

Korleis blir det dersom barna heime lærer å ikkje seie imot foreldra og samstundes lærer i barnehagen eller på skulen å stille spørsmål og argumentere?

Læreplan

Grunnleggende ferdigheter

Digitale ferdigheter
Muntlige ferdigheter

Tverrfaglige tema

Demokrati og medborgerskap

Læreplan i samfunnskunnskap for voksne innvandrere etter integreringsloven

bruke kunnskap om personvern og opphavsrett, samt retten en selv og andre har til privatliv
samtale om betydningen av kritisk tenkning og etisk bevissthet, blant annet knyttet til digital dømmekraft

Kjerneelement

Perspektivmangfold og kritisk tenkning

Læringsaktivitet

Muntlig aktivitet

Tư duy phản biện và ý thức đạo đức

Seks personer står ved siden av hverandre. De holder opp tankebobler og snakkebobler laget med papir i forskjellige farger. Bildet illustrerer at de har forskjellige meninger. Foto
GettyImages

Ngày nay, xã hội Na Uy chú trọng đến việc mọi người nên có ý kiến riêng. Ở trường, trẻ em học cách hiếu kỳ và sử dụng kiến ​​thức mà các em nhận được để thực hiện những lựa chọn đúng cho mình. Học sinh học cách lý luận, thảo luận và sáng tạo. Như thế, việc thuật lại những điều thầy cô giáo đã nói hoặc những gì được ghi trong sách giáo khoa đều không đủ. Để cho kiến ​​thức và sự hiểu biết mới được phát triển, người ta cần phải đặt câu hỏi và thảo luận về những điều đã được thiết lập. Đồng thời, cần phải nhìn nhận là kiến ​​thức và kinh nghiệm của bản thân có thể chưa được đầy đủ.

Et nærbilde av et forstørrelsesglass foran en PC-skjerm. Bildet illustrerer at man bør granske kildene sine. Foto
GettyImages

Ngày nay chúng ta sống trong một xã hội thông tin. Không ai có thể có tất cả các thông tin trong đầu của mình. Như thế, điều quan trọng nên biết là chúng ta có thể tìm kiếm các thông tin mà chúng ta cần đến bằng cách nào và ở đâu. Chúng ta cần phải học cách sử dụng internet và tìm kiếm thông tin trong sách vở. Bất cứ ai cũng có thể đăng tải các thông tin trên internet, và không phải thông tin nào được tìm thấy ở đó cũng đều đúng cả. Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng với nguồn tin.

Thận trọng với nguồn tin nghĩa là đánh giá điều mình đọc. Người đọc cần phải đặt ra các câu hỏi hoài nghi, thí dụ:

  • Ai đã viết văn bản này?
  • Người viết bài có nghị trình đặc biệt nào không?
  • Người đó muốn đạt được mục đích gì khi viết văn bản như vậy?
  • Các thông tin trong văn bản có chính xác không?
  • Tất cả các sự kiện quan trọng có được trình bày hết không, hay đã bỏ sót các sự kiện đáng kể?

Nếu ta dùng lời văn, hình ảnh, âm nhạc v.v... của người khác trong các tác phẩm của mình, ta phải luôn nêu rõ người sở hữu bản quyền đối với tài liệu đó.

Ý thức đạo đức là cân bằng các mối quan tâm khác nhau để bạn có thể thực hiện các quyết định và cân nhắc các lựa chọn mà bạn đưa ra cách tốt hơn. Bạn trở nên khôn khéo hơn khi làm những gì thích hợp cho xã hội, cho những người chung quanh và cho bản thân bạn.

  • Ý thức đạo đức là cân nhắc những điều quan tâm khác nhau đối lập với nhau. Ý thức như thế thì cần thiết để trở thành một người chín chắn và có trách nhiệm. Việc học hành sẽ phát triển khả năng của học sinh để thực hiện các đánh giá đạo đức và làm cho học sinh quen thuộc với các vấn đề đạo đức.
  • Trong nhiều bối cảnh khác nhau, tư duy phản biện và ý thức đạo đức vừa là một điều kiện, và là một phần của việc học hỏi, lẫn vừa góp phần giúp cho học sinh phát triển năng lực phán đoán tốt.

Nguồn: Nha giáo dục

Cùng thảo luận

  • Thận trọng với nguồn tin nghĩa là gì?
  • Việc học sinh và những người khác đặt câu hỏi về những gì họ đọc trên internet là quan trọng ở mức nào?
  • Trường học ở Na Uy khuyến khích học sinh lý luận và có những ý kiến riêng. Bạn nghĩ gì về điều đó? Tại sao lại như thế? Điều đó có ảnh hưởng đến việc dạy dỗ con cái và mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ không?

Gia đình có bốn người cần một chiếc xe hơi mới. Xe này sẽ được dùng vào những chuyến đi gần và hơi xa hơn. Martin và Maria phân vân là họ sẽ chọn xe nào.
1. Một chiếc xe lớn có 6 chỗ ngồi, có thể được dùng cho cả những chuyến đi gần lẫn những chuyến đi xa. Xe này chạy dầu, có chỗ cho ông bà nội.
2. Một chiếc xe điện có 4 chỗ rất thích hợp cho gia đình trong những chuyến đi gần, nhưng phải sạc pin dọc đường nếu gia đình có chuyến đi xa. Xe này lại không có chỗ cho ông bà nội.

Martin và Maria bận tâm đến môi sinh và họ là những người thân thuộc nhất của ông bà nội. Theo bạn nghĩ là Martin và Maria sẽ thảo luận những vấn đề nào thuộc về đạo đức?

Mann og kvinne sitter med en pc og diskuterer. Foto
GettyImages

Chọn câu trả lời đúng

Thận trọng về nguồn tin là gì?

Chọn câu trả lời đúng

Điều gì thích hợp với đời sống xã hội tại Na Uy?

Chọn câu trả lời đúng

Người ta nên nghĩ về điều gì khi đọc một thông tin trên internet? Có nhiều câu trả lời là đúng.

Chọn đúng hay sai

Đọc các nhận định này. Điều gì đúng? Điều gì sai?

Thông tin người ta tìm thấy trên internet là thông tin chính xác.
Tại Na Uy, mục tiêu là người ta đồng thuận.
Ý thức đạo đức là làm cân bằng các mối quan tâm khác nhau để bạn có thể đưa ra các quyết định và cân nhắc các lựa chọn cách tốt hơn.
Thận trọng về nguồn tin là bất đồng với điều mình đọc.
Thận trọng về nguồn tin và ý thức đạo đức giúp người ta phát triển năng lực phán đoán tốt hơn.

Chọn đúng hay sai

Đọc các nhận định này. Điều gì đúng? Điều gì sai?

Khi đọc thông tin trên internet, người ta nên đặt ra cho mình một số câu hỏi hoài nghi.
Ở trường, học sinh học cách lý luận về những ý kiến ​​của mình.
Trong nhiều bối cảnh khác nhau, tư duy phản biện và ý thức đạo đức vừa là một điều kiện, vừa là một phần của việc học hỏi.
Chỉ những người có thẩm quyền mới có thể đăng tải các thông tin trên internet.
Để cho kiến ​​thức và sự hiểu biết mới được phát triển, người ta cần phải đặt câu hỏi và thảo luận về những điều đã được thiết lập.